View AllBài viết mới

View AllĐường tiêu hóa

View AllXương khớp

View AllThần kinh

Cây cỏ quanh ta

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

LÁ XOÀI CHỮA BỆNH

Tại sao lá xoài chữa được bệnh?

Lá xoài chứa nhiều chất diệp lục, vitamin C, Kali, Axit 80% gồm có axit malic và axit sucinic, protit 0,36%, tannin, carotene, anthxyanhdin,…Theo Đông Y thì lá xoài có vị chua, tính mát, không có độc và còn có khả năng chữa bệnh hiệu quả.

Lá xoài chữa bệnh

Lá xoài giàu vitamin C, B và A cùng nhiều chất dinh dưỡng khác có khả năng chống oxy hóa cao. Đồng thời tính kháng khuẩn mạnh do có hàm lượng lớn các chất flavonoid và phenol. Chính vì thế nó có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, cụ thể:

Tác dụng của lá xoài đối với bệnh tiểu đường

Lá xoài non có màu hồng nhạt chứa tannin gọi là anthocyanidins hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu vô cùng hiệu quả. Thông thường người ta lựa chọn trà lá xoài để chữa trị căn bệnh này. Ngâm lá xoài vào cốc nước và để qua đêm. Sau đó uống giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh tiểu đường một cách đáng kể.

Đặc biệt, nó còn hạn chế tình trạng tăng đường huyết nhờ hợp chất 3 beta-taraxeral và chiết xuất acetate etyl cùng insulin kích hoạt Glut 4. Đồng thời kích thích tổng hợp glycogen tốt hơn.

Ngoài ram nhiều công trình nghiên cứu của người Ấn Độ và Trung Quốc đã cho thấy lá xoài giúp kích thích tuyến lụy sản sinh ra insulin giúp ngăn ngừa vấn đề tăng đường huyết sau khi ăn. Đồng thời điều hòa nồng độ cholesterol trong máu giảm tình trạng mệt mỏi ở người bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, để kiểm soát được tiểu đường bệnh nhân cần kết hợp thay đổi thói quen ăn uống. Bởi đây là một trong những nhóm bệnh rối loạn về chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein. Khi đó hooc-môn insulin của tuyến tụy bị thiếu hoặc giảm làm cho chỉ số đường trong máu luôn cao. Vì thế, bên cạnh sử dụng lá xoài cần lưu ý ăn nhiều thực phẩm có chỉ số GI thấp như rau xanh, chất xơ,… để đạt kết quả tốt nhất.

Lá xoài chữa cao huyết áp

Lá xoài còn được biết đến là “thần dược” giúp điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả. Bởi nó có chứa các đặc tính giảm huyết áp giúp tăng cường các mạch máu và điều trị những vấn đề về giãn tĩnh mạch. Đặc biệt hạ huyết áp ở mức bình thường một cách tự nhiên mà không hề có tác dụng phụ như các loại thuốc tây.

Ngoài ra, bệnh cao huyết áp còn diễn biến nặng hơn qua các cơn đau tim hay tai biến và có nguy cơ bị đột quỵ. Vì thế, việc duy trì uống trà lá xoài thường xuyên hàng ngày giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn.

Lá xoài trị sỏi thận

Bệnh nhân mắc sỏi thận phải chịu đau đớn mỗi khi bị tắc sỏi. Đặc biệt là những lần phẫu thuật lấy sỏi. Để giảm thiểu tình trạng này nhiều người đã áp dụng uống nước lá xoài giúp tán sỏi hiệu quả. Đầu tiên lấy lá xoài phơi khô hoặc sấy, sau đó nghiền nát và ngâm vào cốc nước để qua đêm. Nước này có tác dụng đánh tan những viên sỏi và đào thải chúng ra ngoài cơ thể dễ dàng.

Lá xoài điều trị ngứa ngoài da

Nổi mẩn đỏ ngoài da gây ngứa ngáy và khó chịu cho nhiều người. Tuy nhiên, chữa trị bệnh lý này đơn giản bằng cách dùng lá xoài đun nước sôi để tắm. Đảm bảo hiệu quả nếu kiên trì áp dụng 3 lần/ngày và liên tiếp trong vòng 1 tuần.

Lá xoài có tác dụng giảm stress

Những người thường gặp phải tình trạng lo lắng và bồn chồn nên bổ sung 1 – 2 ly nước trà lá xoài hoặc nấu nước lá xoài để tắm. Điều này giúp giảm đi những triệu chứng khó chịu này một cách nhanh chóng.

Lá xoài điều trị bệnh hô hấp

Tác dụng của lá xoài còn rất hữu ích cho việc chữa trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đặc biệt là những người bị cảm lạnh, viêm phế quản hay hen suyễn. Ngoài ra, đun sôi lá xoài trong nước với một ít mật ong giúp giảm ho hiệu quả.

Lá xoài trị nấc và các vấn đề liên quan đến cổ họng

Lá xoài được sử dụng để trị nấc và các vấn đề liên quan đến cổ họng. Đơn giản chỉ cần đốt một vài lá xoài và ngửi mùi thơm của nó. Điều này giúp cải thiện tình trạng cơ thể về lại bình thường một cách nhanh chóng và vô cùng hiệu quả.

Lá xoài chữa viêm đại tràng co thắt

Nhiều người bị đại tràng co thắt thay vì dùng thuốc tây thì họ lựa chọn lá xoài non để uống mỗi ngày. Thông thường lá xoài đem ép lấy nước và cho thêm 1 – 2 thìa mật ong hoặc tinh dầu gấc cho dễ uống và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Đặc biệt thời điểm thích hợp để uống nước lá xoài là trước khi ăn sáng khoảng 15 – 20 phút. Lưu ý sau khi uống khoảng 100ml nước ép lá xoài thì nên uống thêm 200ml nước lọc. Điều này giúp đẩy nhanh dung dịch xuống đại tràng để không bị tồn đọng ở dạ dày và ruột non.

Lá xoài điều trị rối loạn axit uric

Nhiều người luôn bị ám ảnh bởi những cơn đau do bệnh gout gây ra. Để giảm nhanh những triệu chứng đó các bài thuốc dân gian làm từ lá xoài đã hỗ trợ điều trị vô cùng hiệu quả. Phương pháp được sử dụng phổ biến bằng cách lấy lá xoài đun nước sôi và uống hàng ngày. Duy trì sau một khoảng thời gian liên tục chứng rối loạn axit uric sẽ được khống chế rõ rệt.

Ngoài ra, lá xoài còn có tác dụng chữa nhiều căn bệnh khác như nhức tai, kiết lỵ ra máu, vết bỏng,…

Lá xoài làm đẹp da

Tác dụng của lá xoài không chỉ dừng ở việc điều trị bệnh mà nó còn hỗ trợ làm đẹp da. Bởi lượng vitamin C và khoáng chất trong lá xoài rất phong phú. Tất cả đều có chức năng nuôi dưỡng và tái tạo làn da sáng min hơn.

Hướng dẫn cách điều trị tiểu đường bằng lá xoài

Hiện nay, có 2 cách dùng lá xoài để điều trị bệnh tiểu đường phổ biến nhất được nhiều người thực hiện như sau:

Sử dụng lá xoài tươi

  • Bước 1: Chuẩn bị 12 lá xoài non và 2 ly nước lọc (khoảng 1 lít nước)
  • Bước 2: Rửa sạch lá xoài và để ráo nước
  • Bước 3: Dùng nước lọc đã chuẩn bị để nấu sôi
  • Bước 4: Cắt nhỏ lá xoài non bỏ vào cốc nước và đổ nước sôi vào. Đậy nắp kín và để qua đêm

Mỗi sáng uống hết một ly nước lá xoài và duy trì trong một khoảng thời gian để có được kết quả tốt nhất.

Sử dụng lá xoài khô

  • Bước 1: Chuẩn bị lá xoài tươi đem rửa sạch và để ráo
  • Bước 2: Phơi lá xoài trong bóng râm hoặc sấy khô
  • Bước 3: Sau khi lá xoài khô đem nghiền nát để thành bột mịn

Mỗi ngày uống vào buổi sáng và buổi chiều. Pha ½ muỗng cà phê bột lá xoài với 1 ly nước đầy, có thể thêm 1 muỗng mật ong cho dễ uống hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng lá xoài

  • Không nên sử dụng nhiều lá xoài vì điều này có thể dẫn đến lượng đường giảm thấp và gây nhiều triệu chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm.
  • Người bệnh không nên uống nước lá xoài gần thời điểm uống loại thuốc khác. Tốt nhất là cách nhau khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ để không làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các loại thuốc điều trị hằng ngày.
  • Trước khi sử dụng lá xoài non tốt nhất bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Đặc biệt là dù tác dụng của lá xoài là chữa được bệnh tiểu đường nhưng người mắc bệnh không được tự ý bỏ thuốc khi đang điều trị. Bởi nó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Tác dụng của lá xoài không hề ít, tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng nó đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì thế, thông qua bài viết mọi người có thể hiểu rõ hơn công dụng cũng như cách dùng để hỗ trợ tốt cho sức khỏe của bản thân.
--- Nguồn: st ---
Read more

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

Cây sâm đất

Cây sâm đất là một loài cây hoang dã, phân bổ trên khắp các tỉnh ở nước ta, đặc biệt có rất nhiều ở các vùng các tỉnh miền núi. Đôi khi cây sâm đất được trồng làm thức ăn hoặc thuốc chữa bệnh. Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu về cây sâm đất nhé.

Cây sâm đất là gì?

Cây sâm đất thuộc họ rau sam (Portulacaceae). Ngoài ra, cây còn có tên gọi khác như: cây sâm rừng, địa sâm, sâm mùng tơi, sâm thảo, sâm thổ Cao Ly, giả nhân sâm…

Sâm đất có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Mỹ, du nhập sang Việt Nam vào khoảng những năm 1909. Cây này chủ yếu là mọc hoang, phát triển trong tự nhiên.

Cây sâm đất có thể sống thích nghi ở trên nhiều loại đất, môi trường sinh thái khác nhau từ độ cao ngang mực nước biến đến cao 2.200m. Cây có thể sống ở bờ ruộng hoang, xa-van hoặc cả sa mạc.

Đặc điểm của cây sâm đất

Là cây thân thảo, thân mọc đứng có thể cao tới 0,6m. Thân phân thành nhiều nhánh nhỏ ở dưới. Lá cây có hình trái xoan thuôn dài hoặc hình trứng ngược, mọc so le, phiến lá dày, hai mặt bóng và mép lá lượn sóng.

tac dung cua cay sam dat 1
Cây thân thảo, thân mọc đứng có thể cao tới 0,6m - Ảnh minh họa: Internet
Hoa cây sâm đất nhỏ, có màu hồng và xếp thành từng chùm thưa ở các nhánh và ngọn thân. Chùm hoa dài khoảng 30 cm. Quả sâm đất nhỏ, chín có màu đỏ hoặc xám tro. Hạt sâm đất dẹt, rất nhỏ và có màu đen nhánh. Rễ (củ) sâm tròn và có chiều dài khoảng 3cm.

Thành phần hóa học của sâm đất

Trong cây có nhiều hoạt chất pectin, còn rễ cây thì có các dẫn xuất phenolic. Theo đông y, sâm đất có vị ngọt, tính bình, có tác dụng chữa ho, suy nhược cơ thể.

Cây sâm đất có mấy loại?

Cây sâm đất được chia làm 3 loại, mỗi loại lại có một tên gọi và đặc điểm khác nhau:

Thổ nhân sâm: tên khoa học là Talinum paniculatum
Sâm mồng tơi: tên khoa học là Talinum fruticosum.
Sâm nam: tên khoa học là Boerhavia diffusa L. Ngoài sâm nam nó còn có tên khác là sâm quý bà, thuộc họ Hoa phấn (Nyctaginaceae).
Thổ nhân sâm và sâm mồng tơi phổ biến và được dùng chữa bệnh với công dụng giống nhau. Còn sâm nam hiếm gặp và cũng ít dùng ở nước ta.

Cách sử dụng cây sâm đất

Bộ phận dùng làm thuốc, chế biến món ăn là rễ và lá.

Cây ra hoa vào tháng 6 - 7, có quả vào tháng 9 - 10. Lá được hái quanh năm, dùng tươi để làm rau ăn, củ sâm thường thu hoạch sau 3 năm trồng cây.

tac dung cua cay sam dat 2
Củ được đào về rồi rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con - Ảnh minh họa: Internet

Củ được đào về rồi rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, đem phơi hoặc sấy khô. Khi mới đào về rễ có màu hồng nhưng sau khi phơi khô và để lâu rễ chuyển thành màu xám đen.

Cây sâm đất có ăn được không?

Rễ và lá của cây sâm đất được coi là một loại rau rừng có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như nấu canh, xào tỏi, luộc, nấu canh, làm gỏi…

Thành phần dinh dưỡng của rễ, lá cây sâm đất rất cao. Vì vậy, ngoài tác dụng chữa bệnh, một tác dụng của cây sâm đất đã được biết đến như một nguồn cung cấp nhiều protein, canxi, chất béo, vitamin và những chất dinh dưỡng khác.

tac dung cua cay sam dat 3
Rễ và lá của cây sâm đất được coi là một loại rau rừng có thể chế biến thành nhiều món khác nhau - Ảnh minh họa: Internet
Trong 100g lá và rễ sâm đất có chứa:

Protein: 1,56g
Chất béo: 0,18g
Chất khô: 6,2g
Chất xơ thô: 0,66g
Vitamin: 11,6g
Đường: 0,44 g
Sắt: 28,4mg
Kẽm: 3,19mg
Canxi: 57,17mg
Tổng các axit amin: 1,33g
Đặc biệt, những món ăn được chế biến từ cây sâm đất có hương vị lạ, dễ tiêu hóa và rất ngon miệng.

Lợi ích của cây sâm đất

Tác dụng của cây sâm đất là gì? Theo Đông y, cây sâm đất có vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng vào 2 kinh tâm và phế nên nó có một số lợi ích sau:

tac dung cua cay sam dat 4
Cây sâm đất có vị ngọt mát, tính bình - Ảnh minh họa: Internet

Thanh nhiệt, giải độc, mát gan hiệu quả
Làm thuốc bổ, giảm mệt mỏi
Giảm viêm, giảm sưng đau, chữa trị các bệnh xương khớp
Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, táo bón, trĩ,
Trị ho, hen phế quản
Chữa trị sỏi thận, bàng quang
Chữa bất lực ở nam giới
Trị bệnh tiểu đường
Cải thiện tình trạng huyết áp và tim mạch

Món ăn bài thuốc từ cây sâm đất trị bệnh gì?

Để sử dụng cây sâm đất hiệu quả, chúng ta cần tìm hiểu một số bài thuốc được dùng trong Đông y của cây sâm đất.

1. Cây sâm đất trị bệnh tiểu đường

Lấy 75g sâm đất tươi hoặc 25g sâm đất khô, sau đó sắc lấy nước uống trong ngày. Uống liên tục trong 1 tháng, tác dụng của cây sâm đất đối với mức đường huyết trong máu sẽ dần rõ ràng, giúp ổn định bệnh.

2. Chữa tiểu tiện quá nhiều

tac dung cua cay sam dat 5
Sâm đất cũng có thể gây độc nếu sử dụng quá liều lượng - Ảnh minh họa: Internet

Dùng 60g sâm đất cùng 50g rễ cây kim anh, sắc với 550ml nước cho đến khi còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày, liên tục trong 5 ngày.

3. Trị táo bón

Lấy 30g lá sâm đất, 30g lá vông non, 20g rễ đinh lăng, 20g lá thiên lý non và 30g vừng đen đã rang nổ. Tất cả sơ chế sạch rồi nấu thành canh ăn hàng ngày cho đến khi hết táo bón.

4. Chữa kiết lỵ

Lấy 100g lá sâm đất, 100g cỏ sữa đun cùng với 400ml nước, cho đến khi còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày. Trường hợp kèm thêm biểu hiện đi ngoài nhiều lần có thể thêm 20g cỏ nhọ nồi vào thang thuốc trên.

5. Cây sâm đất trị sỏi thận

Sâm đất khô một lượng vừa đủ tán thành bột mịn. Mỗi lần lấy 10g hòa với 1 lít nước sôi, để nguội và uống như trà hằng ngày.

6. Cây sâm đất trị khớp

Ngâm 1kg sâm đất khô cùng với 4 lít rượu gạo trắng. Ngâm rượu sâm đất trong khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được. Uống 2 – 3 ly mỗi ngày sau bữa ăn sẽ giúp giảm đau nhức hiệu quả, đồng thời chức năng xương khớp được cải thiện đáng kể

7. Bổ huyết

tac dung cua cay sam dat 6
Phụ nữ mang thai cũng không nên dùng loại cây này - Ảnh minh họa: Internet

Dùng 40 - 80g sâm đất độc vị, sắc lấy nước uống hàng ngày.

Hoặc kết hợp 20g sâm đất, 12g hoài sơn sao thơm, 12g thục địa, 12g liên nhục, 12g ý dĩ, 10g mạch môn sao thơm, 10g bạch truật sao, 10g đương quy, 8g ngưu tất, 6g táo nhân sao đen. Tất cả các vị đem sắc lấy nước uống trong ngày.

8. Cây sâm đất chữa ho

Cho 20g sâm đất, 20g thông thảo, 20g hà thủ ô trắng và 1 con gà nhỏ (khoảng 400g) đã làm sạch vào nồi hầm nhừ cho đến khi có màu trắng sữa. Sau đó hớt bớt phần mỡ nổi trên mặt rồi dùng cái và nước.

9. Giải độc gan

Lấy 10-25g sâm đất khô sắc lấy nước uống thay trà hoặc tán bột mịn uống cùng nước vừa thanh nhiệt, vừa giải khát cho mùa hè. Hoặc đơn giản hơn là lấy lá sâm đất nấu canh ăn trong bữa ăn hàng ngày cũng có tác dụng giải độc cho gan.

10. Chữa choáng váng, chóng mặt và mệt mỏi

Lấy 16g cả rễ và thân cây sâm đất đun cùng 250ml nước uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang trong 1 tuần, những triệu chứng trên sẽ không còn nữa.

11. Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Lấy 12g sâm đất đun sôi với nước uống hàng ngày thay trà, không những hỗ trợ huyết áp ổn định mà còn điều hòa cholesterol trong máu.

12. Phục hồi sức khỏe sau mổ

Dùng 200g hoàng kỳ sắc lấy nước, rồi cho 300g sườn lợn đã sơ chế vào nước ninh mềm, sau đó cho thêm 200g sâm đất vào đun 5-10 phút nữa. Nêm nếm gia vị vừa miệng, ăn kèm với cơm. Một tuần có thể ăn 2-3 lần có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng

13. Trị mụn nhọt

Dùng hạt quả sâm đất ngâm vào nước sẽ tạo ra chất keo như thạch. Dùng đắp lên trên nốt mụn nhọt giúp giảm viêm, giảm sưng đau.

14. Trị ghẻ

Lấy rễ và lá cây sâm đất rửa sạch rồi đun lấy nước tắm để chữa các bệnh ngoài da và nhanh liền sẹo.

Lưu ý khi sử dụng cây sâm đất

Tuy có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, nhưng sâm đất cũng có thể gây độc nếu sử dụng quá liều lượng, với những biểu hiện ngộ độc như nôn mửa và ra nhiều mồ hôi.

Phụ nữ mang thai cũng không nên dùng loại cây này vì chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tính an toàn khi dùng cho mẹ và thai nhi. Do đó, một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý trước khi sử dụng, nên hỏi ý kiến của thầy thuốc.

Có thể thấy, tác dụng của cây sâm đất và các bài thuốc trị bệnh từ loài cây này là vô cùng phong phú. Tuy nhiên, việc sử dụng phải hợp lý, đúng người, đúng bệnh, đúng liều lượng và nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để mang lại hiệu quả cao nhất từ loại thảo dược này.

--Nguồn: st-- 
Read more

Cây cỏ sữa

Cây cỏ sữa hay còn có nơi gọi là cây sam sữa, là một loài cây mọc dại khắp nơi như bãi cỏ, sân vườn, thậm chí ở cả những nơi đất đá khô cằn, ven đường,... Tuy là loài cây rất dễ dàng bắt gặp nhưng không phải ai cũng biết được những công dụng của nó mang lại cho sức khỏe con người. Trong bài này, mời bạn đọc cùng tôi tìm hiểu về tác dụng của cây cỏ sữa.

Cây cỏ sữa là cây gì?

Ở Việt Nam có 2 loại là cỏ sữa lá lớn và cỏ sữa lá nhỏ
Cây cỏ sữa lá nhỏ có tên khoa học là Euphorbia thymifolia Burm (E.prostrata Grah). Ngoài ra, cây có tên gọi khác là cây cẩm địa, thiên căn thảo hoặc vú sữa đất.

tac dung cua cay co sua 6
Cây cỏ sữa lá nhỏ mọc dại ở khắp nơi, rất dễ tìm - Ảnh minh họa: Internet

Cây cỏ sữa lá lớn tên khoa học là Euphorbia hirta L. Dân gian còn có tên gọi khác là cỏ sữa lá to, cỏ sữa lông, cỏ nhả mực…

tac dung cua cay co sua 5
Cỏ sữa lớn lá là cây sống lâu năm, thân mọc thẳng đứng - Ảnh minh họa: Internet

Cả hai loại đều thuộc họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae).

Đặc điểm của cây cỏ sữa

Cỏ sữa lá nhỏ

Là cây cỏ nhỏ, thân mảnh mai, mọc lan trên mặt đất, thân và cành đều có màu tím đỏ. Lá nhỏ, mọc đối, có hình trái xoan hay bầu dục, dài 5 - 7mm, rộng 2 - 4mm, mép lá có khía hình tai bèo, có lông ở mặt dưới.

Cỏ sữa lá nhỏ là cây cỏ nhỏ, thân mảnh mai, mọc lan trên mặt đất - Ảnh minh họa: Internet
Hoa mọc thành cụm dạng sim ở kẽ lá, màu trắng. Quả nang có đường kính 1.5 - 2mm, có lông. Hạt nhẫn, có 4 góc lồi, dài 0.7mm. Toàn thân cây khi bấm vào đều có chất nhựa màu trắng chảy ra.

Cỏ sữa lá lớn

Cỏ sữa lớn lá là cây sống lâu năm, thân mọc thẳng đứng. Thân cây cao hơn lá nhỏ, chừng 30 – 40cm, màu đỏ nhạt, trên thân có lông màu vàng. Lá màu xanh pha chút đỏ, hình mác dài 2 - 3cm, rộng 5 - 15mm, mép lá có răng cưa nhỏ, cuống lá ngắn.

Cỏ sữa lá lớn có hoa nhỏ, màu trắng, hình sim mọc ở kẽ lá. Quả lúc đầu màu đỏ, sau xanh rồi chuyển thành nâu. Hạt màu đỏ nhạt, có mặt xù xì.

Thành phần hóa học của cây cỏ sữa

Cây cỏ sữa lá nhỏ: Toàn cây có chứa alkaloid, thân và lá có Cosmosiin còn rễ có taraxerol, tirucallol và myrixyl - alcohol. Trong cây còn chứa tinh dầu màu xanh, có mùi đặc biệt.

Cây cỏ sữa lớn lá: Có axit galic (một glucozid độc chưa xác định tác dụng) và một chất nhựa. Toàn cây chứa taraxerol, axit melisside, alkaloid và tinh dầu.

Phân bố, cách thu hái và sử dụng cây cỏ sữa
Cây cỏ sữa thường mọc hoang ở khắp nước ta, trên đất có sỏi, đá, các kẽ gạch hay sân xi măng, đường tàu hỏa… Ngoài ra cỏ sữa cũng xuất hiện ở một số nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Ấn Độ, Philipin…

Bộ phận dùng: toàn cây, gồm rễ, lá và thân

Thu hái: cây cỏ sữa được thu hoạch quanh năm nhưng thời điểm thu hái tốt nhất là vào mùa hè – thu.

Chế biến: cây sau khi thu hái đem rửa sạch rồi phơi khô.

Bảo quản nơi khô ráo.

Tính dược của cây cỏ sữa

Cỏ sữa lá nhỏ: Có vị hơi chua và tính mát. Vì vậy, khi sử dụng không gây mất cân bằng âm dương trong cơ thể.

Cỏ sữa lá lớn: Theo Đông y, cỏ sữa lá lớn có tính lạnh, rất dễ gây mất cân bằng âm dương nên lưu ý khi sử dụng cần đúng người, đúng bệnh và đúng liều lượng.

Tác dụng của cây cỏ sữa

Theo Y học cổ truyền, cây cỏ sữa có vị hơi chua, tính hàn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, thông huyết, thông sữa và tiêu viêm. Một số công dụng chính của cây cỏ sữa như:

Điều trị bệnh đường ruột, chủ yếu là bệnh kiết lỵ
Thông sữa, giúp phụ nữ sau sinh tăng tiết sữa.
Điều trị triệu chứng đại tiện ra máu.
Chữa mụn nhọt và mẩn ngứa ngoài da.

Các bài thuốc chữa bệnh bằng cỏ sữa

Cây cỏ sữa trị kiết lỵ thể nhẹ

Cách 1: sử dụng 100 gram cây cỏ sữa lá nhỏ tươi, rửa sạch và thái nhỏ. Sắc chung với 400 ml nước đến cạn còn 100 ml. Chia thuốc làm 2 lần uống trong ngày.

Cách 2: dùng 100 gram cỏ sữa lá nhỏ và 80 gram rau sam, rửa sạch, sắc chung với 300 ml. Sau khi thuốc cạn còn 150ml, chia thuốc và uống 3 lần trong ngày. Thời gian dùng từ 5 – 7 ngày.

Cách 3: 100 gram cỏ sữa lá nhỏ, 25 gram hạt cau, 100 gram rau sam và 20 gram lá mơ lông. Sắc thuốc và chia làm 3 lần uống trong ngày.

Cây cỏ sữa trị mụn trứng cá

Tác dụng của cây cỏ sữa giúp thanh nhiệt, giải độc cho da, giúp cho da trở nên mịn màng, trắng sáng và ngăn chặn sự phát triển của mụn.

Cách 1: lấy một nắm lá cỏ sữa tươi giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn. Sau 2 giờ nên thay bằng lớp lá đắp mới. Mỗi ngày đắp 2 lần cho đến khi mụn xẹp dần thì ngưng.

Cách 2: cỏ sữa rửa sạch, phơi khô sau đó nghiền thành bột và bảo quản trong lọ kín để dùng dần. Mỗi lần chỉ lấy ra 2 thìa bột cỏ sữa hòa cùng một chút nước tạo thành hỗn hợp nhão sau đó thoa lên vùng da bị mụn trong vòng 20 phút rồi rửa sạch với nước.

Cây cỏ sữa làm trắng da

Cỏ sữa còn có công dụng làm đẹp làn da - Ảnh minh họa: Internet
Bên cạnh tác dụng trị mụn, cỏ sữa còn tác dụng bổ sung dưỡng chất, làm trắng da toàn thân. Lấy một nắm cỏ sữa tươi cho vào nồi để đun nước tắm. Thực hiện cách này 2 lần/tuần sẽ đem lại một làn da trắng sáng, mịn màng.

Cây cỏ sữa chữa bệnh trĩ

Cỏ sữa còn có tác dụng thông huyết, cầm máu, giảm đau, tiêu độc, kháng khuẩn, rất tốt cho các bệnh nhân bị trĩ hoặc đại tiện ra máu.

Cách dùng: cỏ sữa lá nhỏ 100g, cỏ nhọ nồi 60g, rửa sạch sắc chung với 400 ml nước. Sau khi thuốc cạn còn 100ml, chia thuốc và uống 2 lần trong ngày. Dùng liên tục từ 2 – 3 ngày.

Lợi sữa cho phụ nữ sau sinh bị thiếu sữa

Cỏ sữa 100 gram vớt hạt cây gạo 40 gram, sắc kỹ, bỏ bã. Sau đó, lấy nước nấu cháo và ăn mỗi ngày 1 lần. Ăn liên tục từ 5 – 7 ngày để tận dụng tác dụng của cây cỏ sữa đối với mẹ bầu sau sinh.

Chữa mẩn ngứa ngoài da

Cỏ sữa trị các bệnh ngoài ra rất hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet
Hái một nắm cây cỏ sữa, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó, giã nát và đắp lên vùng da bị mẩn ngứa. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng lá cỏ sữa nấu nước và ngâm mình hoặc tắm.

Điều trị hen suyễn

Hái 10g cỏ sữa lá to, 3 lá cây bồng bồng, 20g lá dâu. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, chia uống 2 - 3 lần trong ngày.

Điều trị xơ gan cổ trướng

Lấy 10g cỏ sữa lá lớn, 15g cây cỏ xước, 10g vỏ cây gạo đun cùng 1.5 lít nước cho đến khi còn 600ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Điều trị các bệnh lý tình dục

Cỏ sữa là một phương thuốc rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh lậu, hoa liễu. Ngoài ra, loại cây này còn được dùng để chữa liệt dương, xuất tinh sớm hoặc những trường hợp sinh lý yếu, xuất tinh ngoài ý muốn.

Cỏ sữa trị giun sán

Lá cỏ sữa có tác dụng điều trị giun sán, hiệu quả nhất là ở nhóm giun đũa, giun kim ở trẻ em. Cha mẹ chỉ cần hái một nắm lá cỏ sữa, giã nát, vắt lấy nước cốt cho con trẻ uống.

Chữa viêm lưỡi hoặc nứt môi

Sử dụng mủ cây cỏ sữa lá lớn hoặc lá nhỏ bôi lên vùng môi giúp mau lành vết nứt.

Nuôi dưỡng và kích thích mọc tóc

Dùng mủ cỏ sữa bôi lên da đầu, giúp tóc mau mọc và tăng trưởng tốt.

Chữa nước ăn chân

Dùng một lượng vừa đủ cỏ sữa lá lớn rửa sạch, đun lấy nước rồi để nguội. Dùng nước đó ngâm chân trong 20 phút, mỗi ngày làm 1 lần, liên tục trong 3 ngày bệnh sẽ khỏi.

Một số lưu ý khi sử dụng cây cỏ sữa

Cho đến nay, thành phần axit galic có trong cỏ sữa lá lớn vẫn chưa được xác định tác dụng dược lý một cách chính xác, vì vậy nên cẩn trọng khi dùng vị thuốc này.

Đồng thời do mang tính acid nên cây có thể gây xót và kích ứng nhẹ niêm mạc dạ dày. Vì vậy, người bệnh dạ dày không nên tự ý áp dụng bài thuốc chữa bệnh mà chưa hỏi ý kiến của thầy thuốc.

Tóm lại, dù là cỏ sữa lá nhỏ hay cỏ sữa lá lớn đều có một số công dụng chữa bệnh cho chúng ta. Tuy nhiên, sử dụng cây phải hợp lý, đúng người, đúng bệnh, đúng liều lượng để tận dụng được hết tác dụng của cây cỏ sữa và hạn chế những tác hại do sử dụng sai cách.

-- Nguồn: St--
Read more