Cây cỏ sữa là cây gì?
Ở Việt Nam có 2 loại là cỏ sữa lá lớn và cỏ sữa lá nhỏCây cỏ sữa lá nhỏ có tên khoa học là Euphorbia thymifolia Burm (E.prostrata Grah). Ngoài ra, cây có tên gọi khác là cây cẩm địa, thiên căn thảo hoặc vú sữa đất.
Cây cỏ sữa lá nhỏ mọc dại ở khắp nơi, rất dễ tìm - Ảnh minh họa: Internet
Cây cỏ sữa lá lớn tên khoa học là Euphorbia hirta L. Dân gian còn có tên gọi khác là cỏ sữa lá to, cỏ sữa lông, cỏ nhả mực…
Cỏ sữa lớn lá là cây sống lâu năm, thân mọc thẳng đứng - Ảnh minh họa: Internet
Cả hai loại đều thuộc họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae).
Đặc điểm của cây cỏ sữa
Cỏ sữa lá nhỏ
Là cây cỏ nhỏ, thân mảnh mai, mọc lan trên mặt đất, thân và cành đều có màu tím đỏ. Lá nhỏ, mọc đối, có hình trái xoan hay bầu dục, dài 5 - 7mm, rộng 2 - 4mm, mép lá có khía hình tai bèo, có lông ở mặt dưới.Cỏ sữa lá nhỏ là cây cỏ nhỏ, thân mảnh mai, mọc lan trên mặt đất - Ảnh minh họa: Internet
Hoa mọc thành cụm dạng sim ở kẽ lá, màu trắng. Quả nang có đường kính 1.5 - 2mm, có lông. Hạt nhẫn, có 4 góc lồi, dài 0.7mm. Toàn thân cây khi bấm vào đều có chất nhựa màu trắng chảy ra.
Cỏ sữa lá lớn
Cỏ sữa lớn lá là cây sống lâu năm, thân mọc thẳng đứng. Thân cây cao hơn lá nhỏ, chừng 30 – 40cm, màu đỏ nhạt, trên thân có lông màu vàng. Lá màu xanh pha chút đỏ, hình mác dài 2 - 3cm, rộng 5 - 15mm, mép lá có răng cưa nhỏ, cuống lá ngắn.Cỏ sữa lá lớn có hoa nhỏ, màu trắng, hình sim mọc ở kẽ lá. Quả lúc đầu màu đỏ, sau xanh rồi chuyển thành nâu. Hạt màu đỏ nhạt, có mặt xù xì.
Thành phần hóa học của cây cỏ sữa
Cây cỏ sữa lá nhỏ: Toàn cây có chứa alkaloid, thân và lá có Cosmosiin còn rễ có taraxerol, tirucallol và myrixyl - alcohol. Trong cây còn chứa tinh dầu màu xanh, có mùi đặc biệt.Cây cỏ sữa lớn lá: Có axit galic (một glucozid độc chưa xác định tác dụng) và một chất nhựa. Toàn cây chứa taraxerol, axit melisside, alkaloid và tinh dầu.
Phân bố, cách thu hái và sử dụng cây cỏ sữa
Cây cỏ sữa thường mọc hoang ở khắp nước ta, trên đất có sỏi, đá, các kẽ gạch hay sân xi măng, đường tàu hỏa… Ngoài ra cỏ sữa cũng xuất hiện ở một số nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Ấn Độ, Philipin…
Bộ phận dùng: toàn cây, gồm rễ, lá và thân
Thu hái: cây cỏ sữa được thu hoạch quanh năm nhưng thời điểm thu hái tốt nhất là vào mùa hè – thu.
Chế biến: cây sau khi thu hái đem rửa sạch rồi phơi khô.
Bảo quản nơi khô ráo.
Tính dược của cây cỏ sữa
Cỏ sữa lá nhỏ: Có vị hơi chua và tính mát. Vì vậy, khi sử dụng không gây mất cân bằng âm dương trong cơ thể.Cỏ sữa lá lớn: Theo Đông y, cỏ sữa lá lớn có tính lạnh, rất dễ gây mất cân bằng âm dương nên lưu ý khi sử dụng cần đúng người, đúng bệnh và đúng liều lượng.
Tác dụng của cây cỏ sữa
Theo Y học cổ truyền, cây cỏ sữa có vị hơi chua, tính hàn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, thông huyết, thông sữa và tiêu viêm. Một số công dụng chính của cây cỏ sữa như:Điều trị bệnh đường ruột, chủ yếu là bệnh kiết lỵ
Thông sữa, giúp phụ nữ sau sinh tăng tiết sữa.
Điều trị triệu chứng đại tiện ra máu.
Chữa mụn nhọt và mẩn ngứa ngoài da.
Các bài thuốc chữa bệnh bằng cỏ sữa
Cây cỏ sữa trị kiết lỵ thể nhẹ
Cách 1: sử dụng 100 gram cây cỏ sữa lá nhỏ tươi, rửa sạch và thái nhỏ. Sắc chung với 400 ml nước đến cạn còn 100 ml. Chia thuốc làm 2 lần uống trong ngày.Cách 2: dùng 100 gram cỏ sữa lá nhỏ và 80 gram rau sam, rửa sạch, sắc chung với 300 ml. Sau khi thuốc cạn còn 150ml, chia thuốc và uống 3 lần trong ngày. Thời gian dùng từ 5 – 7 ngày.
Cách 3: 100 gram cỏ sữa lá nhỏ, 25 gram hạt cau, 100 gram rau sam và 20 gram lá mơ lông. Sắc thuốc và chia làm 3 lần uống trong ngày.
Cây cỏ sữa trị mụn trứng cá
Tác dụng của cây cỏ sữa giúp thanh nhiệt, giải độc cho da, giúp cho da trở nên mịn màng, trắng sáng và ngăn chặn sự phát triển của mụn.Cách 1: lấy một nắm lá cỏ sữa tươi giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn. Sau 2 giờ nên thay bằng lớp lá đắp mới. Mỗi ngày đắp 2 lần cho đến khi mụn xẹp dần thì ngưng.
Cách 2: cỏ sữa rửa sạch, phơi khô sau đó nghiền thành bột và bảo quản trong lọ kín để dùng dần. Mỗi lần chỉ lấy ra 2 thìa bột cỏ sữa hòa cùng một chút nước tạo thành hỗn hợp nhão sau đó thoa lên vùng da bị mụn trong vòng 20 phút rồi rửa sạch với nước.
Cây cỏ sữa làm trắng da
Cỏ sữa còn có công dụng làm đẹp làn da - Ảnh minh họa: InternetBên cạnh tác dụng trị mụn, cỏ sữa còn tác dụng bổ sung dưỡng chất, làm trắng da toàn thân. Lấy một nắm cỏ sữa tươi cho vào nồi để đun nước tắm. Thực hiện cách này 2 lần/tuần sẽ đem lại một làn da trắng sáng, mịn màng.
Cây cỏ sữa chữa bệnh trĩ
Cỏ sữa còn có tác dụng thông huyết, cầm máu, giảm đau, tiêu độc, kháng khuẩn, rất tốt cho các bệnh nhân bị trĩ hoặc đại tiện ra máu.Cách dùng: cỏ sữa lá nhỏ 100g, cỏ nhọ nồi 60g, rửa sạch sắc chung với 400 ml nước. Sau khi thuốc cạn còn 100ml, chia thuốc và uống 2 lần trong ngày. Dùng liên tục từ 2 – 3 ngày.
Lợi sữa cho phụ nữ sau sinh bị thiếu sữa
Cỏ sữa 100 gram vớt hạt cây gạo 40 gram, sắc kỹ, bỏ bã. Sau đó, lấy nước nấu cháo và ăn mỗi ngày 1 lần. Ăn liên tục từ 5 – 7 ngày để tận dụng tác dụng của cây cỏ sữa đối với mẹ bầu sau sinh.Chữa mẩn ngứa ngoài da
Cỏ sữa trị các bệnh ngoài ra rất hiệu quả - Ảnh minh họa: InternetHái một nắm cây cỏ sữa, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó, giã nát và đắp lên vùng da bị mẩn ngứa. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng lá cỏ sữa nấu nước và ngâm mình hoặc tắm.
Điều trị hen suyễn
Hái 10g cỏ sữa lá to, 3 lá cây bồng bồng, 20g lá dâu. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, chia uống 2 - 3 lần trong ngày.Điều trị xơ gan cổ trướng
Lấy 10g cỏ sữa lá lớn, 15g cây cỏ xước, 10g vỏ cây gạo đun cùng 1.5 lít nước cho đến khi còn 600ml, chia uống 3 lần trong ngày.Điều trị các bệnh lý tình dục
Cỏ sữa là một phương thuốc rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh lậu, hoa liễu. Ngoài ra, loại cây này còn được dùng để chữa liệt dương, xuất tinh sớm hoặc những trường hợp sinh lý yếu, xuất tinh ngoài ý muốn.Cỏ sữa trị giun sán
Lá cỏ sữa có tác dụng điều trị giun sán, hiệu quả nhất là ở nhóm giun đũa, giun kim ở trẻ em. Cha mẹ chỉ cần hái một nắm lá cỏ sữa, giã nát, vắt lấy nước cốt cho con trẻ uống.Chữa viêm lưỡi hoặc nứt môi
Sử dụng mủ cây cỏ sữa lá lớn hoặc lá nhỏ bôi lên vùng môi giúp mau lành vết nứt.Nuôi dưỡng và kích thích mọc tóc
Dùng mủ cỏ sữa bôi lên da đầu, giúp tóc mau mọc và tăng trưởng tốt.Chữa nước ăn chân
Dùng một lượng vừa đủ cỏ sữa lá lớn rửa sạch, đun lấy nước rồi để nguội. Dùng nước đó ngâm chân trong 20 phút, mỗi ngày làm 1 lần, liên tục trong 3 ngày bệnh sẽ khỏi.Một số lưu ý khi sử dụng cây cỏ sữa
Cho đến nay, thành phần axit galic có trong cỏ sữa lá lớn vẫn chưa được xác định tác dụng dược lý một cách chính xác, vì vậy nên cẩn trọng khi dùng vị thuốc này.Đồng thời do mang tính acid nên cây có thể gây xót và kích ứng nhẹ niêm mạc dạ dày. Vì vậy, người bệnh dạ dày không nên tự ý áp dụng bài thuốc chữa bệnh mà chưa hỏi ý kiến của thầy thuốc.
Tóm lại, dù là cỏ sữa lá nhỏ hay cỏ sữa lá lớn đều có một số công dụng chữa bệnh cho chúng ta. Tuy nhiên, sử dụng cây phải hợp lý, đúng người, đúng bệnh, đúng liều lượng để tận dụng được hết tác dụng của cây cỏ sữa và hạn chế những tác hại do sử dụng sai cách.
-- Nguồn: St--
0 nhận xét